Hiện nay, dòng khoá cửa vân tay là một trong những lựa chọn hoàn hảo và là công cụ thông minh cho việc bảo vệ nhà ở, căn hộ hay các biệt thự cai cấp, ngoài ra còn được dùng ở những khu văn phòng sang trọng…bở tính năng bảo mật của khoá cửa vân tay này có khả năng chống trộm rất cao. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng chúng ta vẫn gặp phải một số lỗi thường gặp như sau và cách khắc phục các lỗi đó như nào ?
Hãy cùng Tổng Kho Khoá Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau đây:
Xem Nhanh Bài Viết
1. Nguyên lý hoạt động của khóa vân tay.
Khoá cửa vân tay được thiết kế với dầu đọc chuyên dụng vô cùng nhạy bén và chính xác nhất. Tuỳ vào mỗi thương hiệu, khoá sẽ sở hữu các công nghệ nhận diện người dùng như: công nghệ nhận diện vân tay Live-Scan, công nghệ quét dấu tay Area Scanning hay công nghệ FPC Thụy Điển.
Những công nghệ này rất tiên tiến và hiện đại, cho phép nhận diện các thành viên được cấp quyền sử dụng một cách nhanh chóng, an toàn với độ bảo mật gân như là tuyệt đối.
2. Các lỗi thường gặp của khoá vân tay ?
Đặt vân tay lên đầu đọc cảm biến nhưng khóa không mở
Hiện tượng: Bạn đặt dấu vân tay của mình lên bộ phận đầu đọc. Lệnh mở khóa không thành công và khoá điện tử sẽ phát ra một số tín hiệu cảnh báo, như: âm thanh, đèn báo động,…
Nguyên nhân: Với trường hợp này thường có 3 nguyên nhân chủ yếu, đó là: Dấu vân tay không hợp lệ, dấu vân tay đã bị xóa hoặc do khóa phát sinh lỗi kỹ thuật từ bên trong, khóa không nhận diện được dấu vân tay và không tự động mở cửa.
Khoá nhận vân tay nhưng cửa không mở:
Hiện tượng: Dấu vân tay đang sử dụng trùng khớp với mã vân tay cài đặt trước đó, tức là lệnh mở khóa thành công, tuy nhiên, cửa lại không tự động mở.
Nguyên nhân: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do bộ phận cánh cửa, có thể là cửa nhà bạn đang bị kẹt, hư hỏng nên mới xảy ra hiện tượng không mở được khoá cửa.
Đèn cảnh báo phát ra liên tục:
Hiện tượng: Tuỳ vào những dòng khoá sẽ có tích hợp những tính năng cảnh báo bằng đèn báo động khác nhau. Khi bạn mở cửa bị lỗi thì khoá sẽ phát ra tín hiệu đèn màu đỏ chớp sáng liên tục để có thể dễ dàng nhận biết những vấn đề đang gặp phải.
Nguyên nhân: Do bạn nhập sai dấu vân tay nhiều lần (quá 5 lần cho phép) hoặc do pin yếu, hoặc có kẻ gian cố tình cậy phá khoá để đột nhập vào nhà.
Thiết bị phát ra tín hiệu cảnh báo khi nhập sai dấu vân tay nhiều lần, do pin yếu hoặc báo động cháy nổ,…
Các chức năng không truy cập được:
Hiện tượng: Người dùng không thể đăng nhập hoặc truy cập vào tính năng đăng ký/xóa dấu vân tay.
Nguyên nhân: Dấu vân tay đang sử dụng không thuộc chính chủ hoặc do thao tác thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật.
3. Cách khắc phục khi khoá thông minh bị lỗi.
Từ các lỗi trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm về các cách giải quyết, khắc phục khi khoá vân tay bị lỗi như sau:
Bộ phận đầu đọc bị bụi bẩn bám vào:
Với trường hợp này, bạn chỉ cần lấy khăn mềm, lau nhẹ trên bề mặt cảm ứng là có thể sử dụng bình thường.
Đặt dấu vân tay sai vị trí:
Đây là một lỗi cơ bản nhất mà người dùng thường gặp khi sử dụng khoá vân tay. Sau khi khoá vân tay báo lỗi và cho phép nhập lại, bạn chỉ cần đặt ngón tay đúng vị trí trên bộ đầu đọc vân tay là có thể nhận diện được vân tay một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Khóa cửa vân tay bị hết pin:
Các dòng khoá thông minh đều tuổi thọ pin kéo dài trung bình từ 12- 14 tháng. Khi sắp hết pin, khoá vân tay sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo trước đó khoảng 1 tuần để bạn có thể phát hiện và thay pin một cách kịp thời.
Không nhận diện dấu vân tay.
Một số trường hợp không mong muốn, như: dấu vân tay bị trầy xước, ướt, mờ,…khiến các thiết bị thông minh không thể thực hiện được chức năng mở khoá.
Lúc này, chúng ta nên dùng dấy vân tay dự phòng để có thể mở cửa và ra vào không gian sống của mình một cách đơn giản, nhanh chóng.
Để làm được điều này, trong quá trình cài đặt, chúng ta nên đăng ký từ 2 – 3 mã vân tay để có thể đề phòng khi gặp phải tình huống vừa nêu.
nguồn st: Trần Đình