Bếp từ dương là sản phẩm quen thuộc với các gia đình hiện nay, cách lắp đặt bếp từ dương sao cho đúng? Có những lưu ý gì khi lắp đặt bếp từ dương?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết nội dung trên qua bài viết dưới đây bạn nhé:
Xem Nhanh Bài Viết
1. Khái niệm bếp từ dương
- Bếp từ dương được lắp nổi trên mặt bếp, lộ phần thân bếp, mặt bếp ra ngoài.
- Bếp từ dương có thể di chuyển dễ dàng.
- Thông thường bếp từ dương là bếp từ đơn, hoặc bếp từ đôi (bếp từ 2 vùng nấu) khá tiện dụng.
2. Tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của bếp từ dương
2.1 Ưu điểm bếp từ dương
- Thứ nhất: Tính tiện dụng cao:
Bạn có thể lắp đặt bếp từ dương dễ dàng trong căn bếp của mình mà không cần khoét đá. Bếp từ dương đem lại hiệu quả nấu nướng nhanh, đun nấu tiện lợi.
Đặc biệt, nhờ tính di động cao, bạn có thể đặt bếp ở bất kỳ đâu nếu muốn. Chính vì vậy có thể nói, bếp từ dương đem lại tính tiện dụng tuyệt đối.
- Thứ 2: Thiết kế đẹp, dễ dàng vệ sinh
Mặt kính cao cấp làm cho bếp từ dương mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho căn bếp. Đồng thời với thiết kế này, bạn cũng có thể vệ sinh bếp từ dương dễ dàng sau khi sử dụng. Chỉ với một chiếc khăn ẩm và chất tẩy rửa chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể lau sạch thức ăn, dầu mỡ, giữ vẻ đẹp bóng bẩy cho thiết bị của mình.
- Thứ 3: Chi phí rẻ
Bếp từ dương có giá thành không quá cao, phù hợp với những gia đình có thu nhập trung bình. Chính vì vậy, bếp từ dương hoàn toàn phù hợp với phân khúc khách hàng có thu nhập trung.
- Thứ 4: Hiệu quả nấu nướng cao, tiết kiệm năng lượng
Giống như các dòng bếp từ khác, bếp từ dương làm nóng đáy nồi chảo dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Nhờ vậy, hiệu quả nấu nướng lên đến 90%.
Đồng thời với nguyên lý làm nóng này, thức ăn được làm chín nhanh chóng mà không bị thất thoát nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhờ vậy, bếp từ dương vừa tiết kiệm năng lượng lại nâng cao hiệu quả nấu nướng tối ưu.
- Thứ 5: Đảm bảo an toàn
Bếp từ dương cũng có các chức năng như cảnh báo nhiệt dư, khóa trẻ em, chống tràn đem lại sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng.
2.2 Nhược điểm
- Bếp dương Chỉ có từ 1 – 2 vùng nấu nên đối với gia đình có đông thành viên, khoảng 4 người trở lên có lẽ sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Nếu so với bếp từ âm thì hơi thiếu an toàn bởi dây điện của bếp từ dương lộ ra bên ngoài nên phải chú ý để không đè vào dây điện hoặc đổ nước lên dây.
3. Hướng dẫn cách lắp đặt bếp từ dương
3.1 Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt bếp từ dương
- Bạn có thể lắp đặt bếp ở bất cứ đâu nhưng phải có nguồn điện ổn định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của bếp.
- Tránh đặt bếp ở nơi ẩm thấp hoặc gần các nguồn nhiệt lớn như tủ lạnh, lò vi sóng,…
3.2 Bước 2: Kết nối nguồn điện để lắp đặt bếp từ dương
- Bạn nên sử dụng riêng một ổ điện với kích thước dây điện đủ lớn cho bếp từ.
- Tiết diện tối thiểu của dây điện dùng cho bếp từ là 2,5mm.
- Thông thường, bạn sẽ phải dùng aptomat để lắp đặt trung gian.
- Điều kiện cần cho phích cắm, ổ cắm, aptomat là 16A hoặc 32A.
- Khi lắp đặt, quy trình nối dây sẽ là:
Dây màu đen hoặc màu nâu sẽ đấu nối với pha lửa (L) của nguồn điện.
Dây màu xanh hoặc màu trắng sẽ đấu nối với pha nguội (N) của nguồn điện.
Dây vàng sọc xanh đấu nối với đất.
3.3 Bước 3: Thử bếp
- Khi đã lắp đặt xong, bạn bật aptomat bếp từ lên sẽ nghe có tiếng “bíp”.
- Bạn bật tiếp nguồn bếp lên, đặt nồi vào vùng nấu nấu thử 10 – 15 phút, nếu không có vấn đề thì quy trình lắp đặt đã đảm bảo an toàn.
4. Cách sử dụng bếp từ dương hợp lý nhất
Bếp từ dương có cách sử dụng không khác gì bếp từ âm. Trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- B1: Đặt dụng cụ nấu có đáy nhiễm từ vào trong vùng nấu
Mẹo: Đặt nồi vào giữa vùng nấu và đặc biệt, phải chú ý mép đáy nồi với vòng tròn ký hiệu vùng nấu chỉ được chênh lệch từ 1 – 2cm. Nếu mức độ chênh lệch quá lớn, hệ thống sẽ không nhận diện được nồi và không thể làm nóng bếp.
- B2: Bật nguồn bếp
Sau khi đặt nồi lên trên bếp, gạt aptomat để bật nguồn điện. Sau đó, bật nguồn bếp bằng nút công tắc.
- B3: Tăng/giảm công suất cho phù hợp với nhu cầu nấu nướng.
- B4: Lựa chọn thêm các chương trình hỗ trợ như hẹn giờ, khóa an toàn,…
Bạn có thể bỏ qua bước này nếu thấy không cần thiết phải dùng.
Hẹn giờ: Khi nấu các món ăn cần thời gian lâu như ninh, hầm,… mà bạn không thể đứng cạnh bếp để canh nồi thì có thể hẹn giờ để bếp tự động tắt.
Khóa an toàn: Vô hiệu hóa bảng điều khiển của bếp. Bởi sử dụng hệ thống cảm ứng khá nhạy nên nếu trẻ em vô tình chạm phải cũng làm thay đổi chương trình bạn đã thiết lập cho bếp nên để tránh điều đó, bạn có thể sử dụng khóa an toàn.
- B5: Tắt bếp
Sau khi sử dụng xong, bạn ấn nút ON/OFF để tắt bếp. Đợi khoảng 15 – 20 phút rồi hãy rút nguồn điện bếp điện từ của bạn để đảm bảo an toàn.
Lưu ý: Tùy từng thiết bị mà sẽ có thêm các chức năng hỗ trợ khác nhưng chủ yếu sẽ là các chức năng trên. Tuy nhiên, để sử dụng linh hoạt các chức năng của bếp, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm cùng bếp.
5. Lưu ý khi sử dụng bếp từ dương
- Đặt nhẹ nhàng các dụng cụ nấu lên trên mặt bếp. Mặc dù các bếp từ đều được làm từ mặt kính cường lực có khả năng chịu lực tốt nhưng với các va đập có cường độ từ mạnh đến nhẹ đều có thể dễ dàng gây ra nứt mặt kính.
- Hạn chế lạm dụng công suất cao bởi khi phải hoạt động mạnh quá nhiều lần rất dễ khiến hệ thống của bếp bị quá tải, gây hỏng hóc, trục trặc.
- Thường xuyên vệ sinh bếp từ bằng chất tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch.
- Tuyệt đối không sử dụng các vật sắc nhọn trên mặt bếp, trừ dao cạo chuyên dụng.
Lời kết:
Trên đây là nội dung bào viết: Hướng dẫn lắp đặt bếp từ dương đúng cách và an toàn mà chúng tôi gửi tới bạn, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn lắp đặt bếp từ dương an toàn, sử dụng bếp từ dương hợp lý và hiệu quả nhất.
Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết!
Xem thêm
Xem thêm các mẫu bếp từ dương bán chạy hiện nay:
nguồn st: Trần Đình