Có mấy cách sắp xếp nhà bếp thông dụng? 【Tham khảo ngay】

Có mấy cách sắp xếp nhà bếp thông dụng? Bạn muốn sắp xếp không gian bếp hợp lý, gọn gàng mà chưa biết phải làm như thế nào?

Hãy tham khảo những cách sắp xếp nhà bếp thông dụng cực kỳ hữu ích dưới đây.

Có mấy cách sắp xếp nhà bếp thông dụng

1. Có mấy cách sắp xếp nhà bếp?

Hiện nay có 3 kiểu sắp xếp nhà bếp phổ biến nhất. Mời bạn cùng tham khảo ngay sau đây.

Sắp xếp nhà bếp theo phong thủy dạng chữ I

  • Nhà bếp dạng chữ I bố trí không gian bếp cho những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp, khiêm tốn như ở chung cư chẳng hạn.
  • Các dụng cụ, vật dụng trong nhà bếp của bạn cần được sắp xếp gọn gàng ở một bên tường. Phía còn lại của nhà bếp là không gian dành để bố trí bàn ăn, quầy bar…
  • Cách thiết kế này giúp bạn có thể dễ dàng đặt các nguyên liệu, vật dụng nấu ăn ở vị trí gần nhau.
  • Từ đó, việc nấu nướng cũng trở nên đơn giản hơn, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, căn bếp trông sẽ gọn gàng, ngăn nắp khi các đồ dùng nấu nướng được đặt trong các tủ bếp hay treo lên…

Vậy việc sắp xếp nhà bếp theo phong thủy dạng chữ I cụ thể như thế nào?

  • Đối với căn bếp dạng chữ I, theo phong thuỷ thì bạn nên sắp xếp theo thứ tự từ bàn ăn đến bồn rửa và tủ lạnh.
  • Trật tự này giúp bạn vô cùng tiện lợi cho việc lấy đồ ăn cũng như chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng.
  • Theo phong thủy, bạn tránh đặt bếp từ cạnh bồn rửa vì thuỷ kị hoả.
  • Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được yếu tố phong thuỷ này bằng cách đặt một chậu cây nhỏ ở giữa.
  • Thiết kế này cũng sẽ có yếu điểm là bạn không có đủ không gian cần thiết để chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu nướng.

Sắp xếp nhà bếp theo phong thủy dạng chữ I

Bố trí nhà bếp chữ L theo phong thủy

  • Nhà bếp kiểu chữ L giúp bạn gợi cảm giác mở, thoáng đãng hơn cho căn bếp của gia đình.
  • Đây cũng là kiểu bếp được nhiều đông đảo người dùng lựa chọn khi thiết kế.
  • Đặc trưng của bố trí nhà bếp dạng chữ L là khu vực bếp sẽ có 2 bức tường đặt đồ đạc, kệ bếp vuông góc nhau.
  • Thiết kế này được đánh giá cao bởi cho phép nhiều người cùng tham gia nấu nướng một lúc.
  • Nếu biết bố trí không gian nhà bếp hình chữ L khé léo, gia đình bạn sẽ có được một không gian sinh hoạt gọn gàng.
  • Theo quy tắc xếp dạng chữ L theo phong thủy, bạn lưu ý không để bếp và bồn rửa nằm ở vị trí gần nhau.
  • Bếp cũng cần đặt xa vị trí của tủ lạnh. Bên cạnh đó, bạn nên tránh đặt bếp tại những vị trí mà người nấu bếp đứng quay lưng ra cửa chính và cửa nhà vệ sinh.

Bố trí nhà bếp chữ L theo phong thủy

Thiết kế nhà bếp dạng chữ U theo phong thủy

  • Việc thiết kế không gian căn bếp hình chữ U thường được sử dụng tại những căn hộ sở hữu diện tích rộng.
  • Khu vực bếp của gia đình bạn sẽ được bao quanh 3 mặt, tạo thành hình chữ U, gồm tất cả tủ đồ, tủ bếp, quầy bar…
  • Do không gian nhà bếp gia đình bạn rộng rãi nên dạng bếp này rất dễ bố trí, phân chia khu vực nấu nướng và để nguyên liệu.
  • Đồ đạc được chia rõ từng chỗ, từng vị trí giúp căn bếp trông ngăn nắp, gọn gàng hơn rất nhiều.
  • Để sắp xếp nhà bếp theo phong thủy hình chữ U, bạn cũng cần lưu ý không để bồn rửa và bếp ở sát cạnh nhau hoặc đối diện nhau.
  • Bởi yếu tốt Thủy tương khắc với Hỏa, tránh được điều không may mắn cho gia chủ.
  • Tuy nhiên, bếp dạng chữ U cũng có một nhược điểm là không gian khép kín tạo cảm giác gò bó, khiến nhiều người không thoải mái.

Thiết kế nhà bếp dạng chữ U theo phong thủy

Tóm lại, 

Việt Nam cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về sắp xếp nhà bếp theo phong thủy dạng I – L – U. Chúc bạn tìm được cách bố trí phù hợp nhất với căn bếp của mình.

Xem thêm: 

Vật dụng nhà bếp dễ gây tai nạn là gì


Được tìm kiếm nhiều nhất
Tivi Điều hòa Máy giặt Máy sấy
Tủ lạnh Tủ đông Tủ mát Đồ gia dụng
Bình nóng lạnh Máy sưởi dầu Hút mùi Máy hút bụi
Máy rửa bát Máy lọc không khí Quạt điện Bếp từ
Máy hút ẩm Nồi cơm điện Lò nướng Lò vi sóng

nguồn st: Trần Đình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khac rong